- Dùng trong thi công phần xây tô tường. Vị trí tiếp giáp giữa tường cột và đà. Vị Trí đường điện nước âm tường
- Gia cố chống rạn nứt và tăng cường sức chịu lực, chống nứt tường do dư chấn.
- Kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí tường, trần, mái nhà, sân thượng,…
- Chống nứt mối cho tường thạch cao.
- Sử dụng với tường có lắp đặt vật liệu cách âm cách nhiệt.
Xuất xứ: Trung Quốc
Lưới gia cường được sử dụng khi dùng vữa xi măng để trát lên bề mặt Gạch với mục đích chính là:
- Gia cường cho bề mặt trát
- Giữ vữa xi măng và tạo độ bám cho vật liệu
- Chống nứt cho bề mặt trát khi thời tiết liên tục thay đổi (chống sốc nhiệt)
- Chống nước lọt qua các khe ghép nối các tấm với nhau.
- Tăng tuổi thọ của gạch
- Tăng cứng bề mặt giảm rủi ro khi các vật nhọn đâm vào (do là dạng xốp cứng nên dễ bị xuyên thủng)
Kích thước: 1m x 50m
Chất liệu: sợi thủy tinh – carbon
Hướng dẫn thi công lưới thủy tinh
Chọn Lưới thủy tinh loại nào: dày hay mỏng, thưa hay mau, sợi to hay sợi nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào từng hạng mục công trình yêu cầu, phụ thuộc vào độ dày lớp vữa tô dày hay mỏng… Lưới dày có định lượng lớn sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày, còn ngược lại luoi thuy tinh co dinh luong nhỏ sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.
Thi công đặt lưới thủy tinh vào giữa 2 lớp vữa tạo thành từng lớp như sau:
- Lớp trong cùng là lớp vữa mỏng.
- Tiếp đến là lớp lưới thủy tinh
- Ngoài cùng là lớp vữa hoàn thiện
- Đầu tiên thi công lớp vữa mỏng trong cùng đều phẳng. Khi vữa còn đang ướt ta tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên trên bề mặt vữa này theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo một hướng nhất định. Tấm lưới thủy tinh trải sau đặt chồng lên tấm lưới trải trước ít nhất 10cm.
- Khi tấm lưới thủy tinh bám vào bề mặt của lớp vữa lót trong cùng thì ta tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài. Thi công lớp vữa ngoài bằng bàn trà, bàn bả cho thật phẳng. Lưới thủy tinh chống thấm có nhiều mắt rỗng cho phép hai lớp vữa lót trong và lớp vữa hoàn thiện bên ngoài liên kết dính chặt vào nhau tạo thành một khối thống nhất. Vì lẽ đó lưới đặt ở giữa 2 lớp vữa tạo tính thống nhất gia cường tối ưu cho bề mặt phẳng thi công giúp tường tránh được các vết nứt không cần thiết do co ngót vật liệu hay do va đập hay thời tiết.
- Chờ đến khi lớp vữa khô hoàn toàn thì ta mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây nứt, sủi bọt khí…
Lưới thủy tinh thường áp dụng cho bả thạch cao hoặc bả chống thấm
Hướng dẫn thi công Lưới thủy tinh cho tường thạch cao
- Cũng thi công tạo thành 3 lớp như trên:
- Lớp lót trong: là lớp thạch cao mỏng
- Lớp Lưới thủy tinh gia gia cường đặt giữa
- Tiếp tục thi công lớp thạch cao hoàn thiện bên ngoài
Hướng dẫn thi công Lưới thủy tinh cho màng chống thấm
- Cũng thi công tạo thành 3 lớp như trên:
- Lớp lót trong: Sử dụng loại màng nhũ tương như maxbond 1211 hoặc sikaproof Membrane hoặc Flintkote No3 hoặc Smat 1323 Bec quét lớp lót đều bề mặt cần chống thấm
- Trải phẳng lớp Lưới thủy tinh gia gia cường lên trên bề mặt quét lót màng nhũ tương
- Tiếp tục thi công lớp màng nhũ tương hoàn thiện lần nữa lên trên bề mặt lưới chống thấm.
- Ứng dụng trong thực tế lưới thủy tinh gia cường
- Sử dụng lưới thủy tinh gia cường cho tường có lắp đặt vật liệu cách âm, cách nhiệt
Chia hạng mục thi công này thành nhiều lớp như sau:
- Lớp tường gạch
- Lớp vật liệu cách nhiệt
- Lớp vữa mỏng
- Lưới thủy tinh
- Lớp vữa hoàn thiện
- Sơn trang trí